CTY NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM
58 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 09 116 112 12 – 097 333 0906
PHÒNG NGỪA BỆNH HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI
I. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH.
1.Sâu vẽ bùa.
-
Phát triển mạnh ở giai đoạn cây ra lá non, sâu rất nhỏ, đục dưới biểu bì lá tạo
thành những đường ngoằn nghèo. Sự phá hại của sâu làm lá co rúm, biến dạng,
quăn queo và các vết thương do sâu tạo trên lá, chồi tạo điều kiện cho bệnh
loét phát triển.
2. Rầy mềm.
-
Thường chích hút ở chồi ngọn, làm cho chồi và lá non không phát triển được, co
rúm lại, đồng thời tạo điều kiện cho nấm bồ hóng cộng sinh và phát triển. Rầy
mềm còn là môi giới truyền bệnh Tristeza (virus).
3. Rầy chổng cánh.
- Đây
là đối tượng rất nguy hiểm. Rầy chổng cánh thường chích hút nhựa lá non, đọt
non và làm lây bệnh vàng lá gân xanh Greening.
4.Nhện đỏ, nhện vàng.
- Cả ấu trùng
và thành trùng đều rất nhỏ màu nâu, vàng lợt hoặc trắng trong tùy loại, thường
bu chích hút bên ngoài vỏ trái non (1 – 2 tháng tuổi) làm cho vỏ trái như phủ
cám nên thường gọi là trái da cám, làm giảm giá trị của trái thương phẩm.
5. Bệnh loét.
- Bệnh
do vi khuẩn Xanthomonas
axonopodis gây ra, bệnh gây hại trên cả
lá, trái, cành cây, vết bệnh lúc đầu nhỏ, sủng nước màu xanh đậm, sau biến
thành màu nâu nhạt mọc nhô lên mặt lá hay vỏ trái. Xung quanh vết bệnh có quầng
vàng. Trên trái non và trên cành vết bệnh có thể ăn sâu 1 – 3mm và làm trái dễ
bị rụng, nếu trái không rụng cũng bị mất giá. Bệnh thường gây hại nặng trong
mùa mưa.
6.
Bệnh thối gốc chảy mủ.
Do nấm gây ra, bệnh làm thối vỏ thân ở gốc kể cả rễ cạn bên trên,
có chảy mủ hôi – khi cây bệnh đưa đến ít rễ, rễ ngắn, vỏ rễ thối rất dễ tuột,
lá vàng. Nấm cũng có thể tấn công trên trái, nhất là trái ở gần mặt đất.
* Phòng trị:
- Đất trồng phải ráo, dễ thoát nước; không tủ cỏ rác,
không bồi bùn non sát gốc cây.
- Tránh gây thương tích vùng gốc và rễ cây.
- Tưới
nấm Tricoderma để phòng ngừa.
- Theo dõi phát hiện sớm, cạo sạch vùng bệnh (cạo đến
tận phần thân gỗ), bôi thuốc tím 1% hay bordo
(vôi có trộn sulphat đồng )… rải vôi và thu gom các trái bệnh.
-Tưới gốc VINAXANH và kết hợp phun Nano
Chitosan.
7.
Bệnh vàng lá gân xanh (Greening).
- Là
bệnh gây hại nghiêm trọng nhất. Cây bị chết có lá vàng lốm đốm nhưng gân xanh,
lồi, trái nhỏ, méo mó. Khi chẻ dọc trái ta thấy trái bị lệch tâm, hạt bị thui.
* Phòng trị:
* Phòng trị:
- Loại bỏ cây nhiễm bệnh, cây ký chủ rầy chổng cánh như
nguyệt quới, dây tơ hồng.
- Trồng cây sạch bệnh
- Cách ly nguồn bệnh bằng cách trồng cây chắn gió cho
vườn cây cam quít.
- Phun thuốc định kỳ vào các đợt cây ra lá non, nhất là
vào đầu mùa mưa để trừ rầy.
-Tưới gốc VINAXANH và kết hợp phun Nano
Chitosan.
8.
Bệnh ghẻ lồi.
- Do nấm Elsinoe fawcetti gây hại trên cả lá và trái. Bệnh thường tấn công vào giai đoạn cây
ra đọt non, trái non. Lá, trái bị bệnh sần sùi nên bán mất giá.
9. Bệnh vàng lá thối rễ
- Do rễ có vết thương và đất thiếu hữu cơ thì nấm Fusarium sẽ xâm nhập.
- Trước tiên cần cải tạo đất. Nếu PH <5.0 Thì phải rãi vôi đều trên bề mặt.
- 5 ngày sau dùng VINAXANH 2 tưới gốc, tưới 5 – 10 lít/ gốc. Lưu ý làm ẩm mặt đất trước khi tưới. Bệnh nhẹ thì pha với tỷ lệ 1/400 lít nước, còn nặng thì pha 1/ 200 lít nước.
- Sau khi tưới gốc 03 ngày kết hợp dùng Oligo Chitosan tưới gốc + VINAXANH 1 (0,5 lít Oligo + 0,5 lít VINAXANH 1/ 400 lít nước) phun phủ ướt đều.
- Sau đó 7-10 ngày lặp lại bước tưới VINAXANH 2 tưới gốc.
- Làm đến khi bới đất thấy rễ mọc lại thì đạt yêu cầu.
- Do rễ có vết thương và đất thiếu hữu cơ thì nấm Fusarium sẽ xâm nhập.
- Trước tiên cần cải tạo đất. Nếu PH <5.0 Thì phải rãi vôi đều trên bề mặt.
- 5 ngày sau dùng VINAXANH 2 tưới gốc, tưới 5 – 10 lít/ gốc. Lưu ý làm ẩm mặt đất trước khi tưới. Bệnh nhẹ thì pha với tỷ lệ 1/400 lít nước, còn nặng thì pha 1/ 200 lít nước.
- Sau khi tưới gốc 03 ngày kết hợp dùng Oligo Chitosan tưới gốc + VINAXANH 1 (0,5 lít Oligo + 0,5 lít VINAXANH 1/ 400 lít nước) phun phủ ướt đều.
- Sau đó 7-10 ngày lặp lại bước tưới VINAXANH 2 tưới gốc.
- Làm đến khi bới đất thấy rễ mọc lại thì đạt yêu cầu.
BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ DỊCH HẠI
- ·
Canh
tác theo hướng ứng dụng phân hữu cơ sinh học như bón phân hữu cơ gốc và sử dụng
phân hữu cơ sinh học VINAXANH sẽ tăng cường sức khỏe cho cây, tăng khả năng kháng bệnh.
·
Sử
dụng bổ sung chế phẩm sinh học Oligo Chitosan hoặc Nano Chitosan như vac-xin
thực vật ngăn ngừa bệnh một số bệnh khó trị hiệu quả trên vườn cây có múi.
·
Thả
kiến vàng trên các vườn cam, quýt. Khi
kiến vàng xuất hiện sẽ tiêu diệt rầy chổng cánh, vườn cam quýt có kiến vàng sẽ hạn
chế bị bệnh Greening. Kiến vàng còn tiêu diệt luôn sâu vẽ bùa. Một loài địch hại
đáng sợ nữa ở vườn cam quýt là nhện, nhất là nhện vàng. Nhiều nhà vườn cam mật ở
Cần thơ nuôi kiến vàng trong vườn thì nhện có mặt rất ít. Dùng phân bón VINAXANH bảo vệ được hệ thiên địch
, hạn chế được sâu bệnh hại.
· Dùng các thuốc trừ sâu sinh học trong
giai đoạn cây ra chồi non :
o
Sử
dụng chế phẩm sinh học EXIN 2.0 SC để trừ rầy, rệp, bọ trĩ phá hại các đọt non,
trừ rầy chổng cánh; và EXIN 2.0 SAT trừ sâu miệng nhai.
o
Chế
phẩm ABAMECTIN và EMAMECTIN (là các chất được chiết xuất trong môi trường nuôi
cấy nấm Streptomyces avemitilis) trừ được
nhiều loại sâu miệng nhai, chích hút, nhện hại...
o
Hỗn hợp ABAMETIN + Dầu khoáng làm tăng
hiệu lực diệt sâu, được dùng để phòng trừ các loại sâu miệng nhai, chích hút,
nhện hại...
· Phòng
trừ bệnh:
o
Dùng chế phẩm Exin 4.5 HP (chất kích
kháng sinh học) phòng trừ các bệnh trên cây có múi.
o Dùng
vi sinh đối kháng để như
nấm Trichoderma đối kháng với các nấm gây bệnh thối rễ trong đất như Fusarium,
Pithium, Rizoctonia, có khả năng tiêu diệt tuyến trùng hại rễ.
o Đối
với bệnh vàng lá thối rễ do nấm
gây trong đất như Fusarium, Pithium…nên sử dụng VINAXANH tưới gốc và phun Nano
Chitosan hoặc Oligo Chitosan để ngăn ngừa và phục hồi hiệu quả vườn cây.
III. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý
1.
Tỉa cành: Cần mạnh dạn tỉa bỏ cành
bệnh, tỉa cành già yếu giúp cho vườn thông thoáng
2. Bón phân hữu cơ: Hàng năm cần bón phân hữu cơ cho cây và Phân hữu cơ sinh
học
VINAXANH thay cho phân hóa học.
3. Giữ cỏ trong vườn: Trồng cỏ có rễ ăn cạn, khống chế cỏ bằng cách xén trên mặt. Nếu
có điều kiện trồng
cây lạc dại rất tốt. Không phun thuốc
trừ cỏ
4. Nên
giữ gốc cây thông thoáng:Không bồi
bùn non vào gốc cây, nên giữ cỏ, rác cách
gốc 20 cm.
5. Quét vôi gốc cây:
Đầu mùa mưa dùng vôi pha phèn xanh hoặc Copper Zine quét vào gốc
cây, tưới nấm Trico để ngừa tuyến trùng và bệnh vàng lá thối rể
6. Sử dụng thiên địch như thả kiến vàng trên các cây có múi
7. Phun thuốc sinh học ngừa sâu bệnh vào giai đoạn cây ra đọt non và
trái non
0 nhận xét:
Đăng nhận xét