09 116 112 12

Phân hữu cơ sinh học cao cấp VINAXANH

09 116 112 12

Phân hữu cơ sinh học cao cấp VINAXANH.

09 116 112 12

Phân hữu cơ sinh học cao cấp VINAXANH

09 116 112 12

Phân hữu cơ sinh học cao cấp VINAXANH

09 116 112 12

Phân hữu cơ sinh học cao cấp VINAXANH

09 116 112 12

Phân hữu cơ sinh học cao cấp VINAXANH

09 116 112 12

Phân hữu cơ sinh học cao cấp VINAXANH

09 116 112 12

Phân hữu cơ sinh học cao cấp VINAXANH

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

QUY TRÌNH ỨNG DỤNG PHÂN HỮU SƠ SINH HỌC VINAXANH TRÊN CÂY CHANH


Công ty sản xuất: CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 01, TP.HCM

Công ty phân phối: CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ XANH
Địa chỉ: 25/13 Trần Văn Đang, phường 09, quận 03, TP.HCM
Liên hệ: 0911611212 - 0973330906


KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHANH KHÔNG HẠT

ỨNG DỤNG PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC VINAXANH

Giống chanh không hạt đang trồng tại Việt Nam được nhập từ bang California (Mỹ). Cây không có gai (hoặc ít gai), có tán lá tròn, trái chùm, không có hạt (hoặc chỉ có vài hạt). Có khả năng cho trái quanh năm, năng suất trái 150 – 200 kg/năm/cây. Cây có sức kháng bệnh rất mạnh, có khả năng thích nghi nhiều vùng đất, thích nhất là đất thịt, giàu mùn. Cây chanh không hạt từ lúc trồng đến khi cho trái khoảng 20 tháng (đất xấu), 24 tháng (đất tốt). Bắt đầu cho năng suất tốt từ năm thứ 4 về sau. Không nên để trái sớm cây dễ suy kiệt.

1.Đất trồng:

- Đất trồng đảm bảo thoát nước tốt, không úng ngập, bổ sung hữu cơ.

- Đất thấp: Lên liếp cao, tầng đất canh tác (so với mực nước) 70 – 80cm, cần lên mô: mô cao 40 x 60cm.

- Đất cao (Tây Nguyên, Đông Nam bộ): đào hố 60 x 60cm.
- Bón vôi vào hố/mô trồng khoảng 1kg/mô. Phân chuồng ủ hoai/phân hữu cơ 5 – 10kg/mô + 500gr phân Lân (nung chảy).
- Không để đất khô cứng mùa khô, lèn úng mùa mưa dễ làm cây bị thối rễ. pH  đất tốt nhất 5,5 – 7.

2.Khoảng cách trồng:
- Không nên trồng quá dày cây thiếu nắng, chanh không hạt có bộ lá phát triển khỏe, nhiều lá nên vườn trồng dày mặt liếp khó khô thoáng khả năng quang hợp kém, cây ít ra hoa, đậu trái, ẩm ướt dễ phát sinh bệnh hại cây, khó thu hoạch và chăm sóc.
- Tùy nền đất có thể trồng khoảng cách 4x4m; 5 x 5m. Có thể tận dụng trồng dày lúc đầu (2,5 x 2,5m) nhưng sau đó phải tỉa bỏ cho cây thông thoáng.

3. Bón phân, chăm sóc:
- Trước khi trồng 7 ngày (cây trong bầu): Pha VINAXANH tưới gốc, tưới 300 ml/bầu cây. Tưới VINAXANH ngoài cung cấp dinh dưỡng còn giúp tăng cường chức năng rễ, cây phục hồi nhanh sau khi trồng, hạn chế cây bị mất sức, cây phát triển nhanh.
- Lần 2: Sau khi trồng 15 ngày, sử dụng VINAXANH 1 (1 lít) + Oligochitosan (1/2 lít), pha 2 loại trên với 400 lít nước, phun ướt đều 2 mặt lá và thân cây lúc sáng sớm hoặc chiều mát giúp cây bung chồi và đọt non nhanh chóng, lá khỏe chống chịu tốt.
- Lần 3: Sau khi trồng 30 ngày thì tiến hành tưới phân VINAXANH gốc, 1 lít pha 400 lít nước, tưới thẳng vào gốc và xung quanh. Liều lượng tưới: 1 lít/cây. Tưới phân khi đất ẩm (tưới nước trước hoặc sau mưa chờ ráo đất), không tưới phân khi đất đang khô cứng.
- Lần 4: Bắt đầu từ tháng thứ 2 sau khi trồng, lúc này cây chanh đã bén rễ và chuẩn bị đâm chồi non. Định kỳ sử dụng phân tưới gốc VINAXANH (1 lít pha 400 lít nước, tưới mỗi gốc 1 lít) tưới 1 tháng/lần (tưới vào ngày đầu tháng). Sau khi tưới phân gốc 15 ngày sau thì tiến hành phun phân VINAXANH 1 (liều pha và cách phun như trên).
- Lần 5 và các lần tiếp theo đến khi cây 12 tháng tuổi: Lập lại như lần 4, có thể tăng liều phân tưới gốc để cây tăng trưởng  nhanh.
Tưới gốc VINAXANH mỗi tháng 1 lần, giữa hai lần tưới gốc phun VINAXANH số 1 (cách lần tưới gốc 15 ngày). Tỉ lệ pha như nhau: 1/400, tuy nhiên khi cây lớn lên thì lượng phân phun và tưới gốc sẽ nhiều hơn.
Hai tháng 1 lần nên phun VINAXANH số 1 kết hợp với Oligo Chitosan (tỉ lệ pha 1/400), vườn cây sẽ xanh tốt và hạn chế được các nấm bệnh.
- Lưu ý:
+ Tùy thực tế vườn cây và đất có thể bổ sung thêm các loại phân cần thiết khác theo hướng dẫn của kỹ thuật giúp cây tăng trưởng nhanh và bền vững.
+ Tưới nước: Cây chanh cần đất ẩm để phát triển, nhất là mùa khô, vì vậy cần cung cấp nước duy trì độ ẩm tốt trong vườn. Nên tưới gốc và tưới phun lên tán bằng vòi nước mạnh góp phần xua đuổi côn trùng gây hại. Phải khai thoát nước thật tốt khi mưa dầm, tránh cầm thủy dễ làm thối rễ vào mùa mưa. 

BÓN PHÂN BỔ SUNG:
Tùy thức tế vườn cây, bón bổ sung:
- Sau khi trồng 20 ngày: Bón bổ sung DAP (10 – 15gr/gốc, có thể pha nước tưới).
- Sau khi trồng 2 tháng bón phân bổ sung: NPK (20-20-15) 15 - 30gr/gốc, bón 1 tháng/lần sau khi tưới VINAXANH được 3 ngày.
- Sau trồng từ 6 tháng tuổi trở lên bón 100 - 200gr/gốc, gia tăng theo tuổi cây và thực tế phát triển. bón 1 tháng/lần sau khi tưới VINAXANH được 3 ngày.
Cây chanh rất cần phân hữu cơ, duy trì cây phát triển bền vững, giảm bệnh hại cho cây mà con tăng chất lượng nông sản. Vì vậy rất cần duy trì bón phân hữu cơ thường xuyên cho cây. Mỗi năm có thể bón 10 - 20 kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ đã ủ hoai cho cây, chia 2 lần bón vào giai đoạn sau thu hoạch và giai đoạn nuôi trái, kết hợp phân VINAXANH.

4. Chăm sóc khi cây cho trái:
- Cây chanh không hạt có thể cho trái quanh năm. Cách để trái rải vụ tự nhiên giúp cây không mất sức do chịu tác động của thuốc hóa học xử lý ra hoa nghịch vụ.
- Trước khi cây ra hoa, tưới gốc VINAXANH (1 lít pha 400 lít) tưới mỗi gốc 4 – 8 lít tùy tuổi cây, tưới 1 – 2 lần để thúc cây ra nhiều hoa. Khi cây nuôi trái, định kỳ 15 – 30 ngày tưới VINAXANH/lần, kết hợp phun VINAXANH 4 nuôi trái (phun 10 ngày/lần) nuôi trái lớn, nặng, bóng và sáng đẹp.
- Sau mỗi đợt thu hoạch, tưới gốc VINAXANH kết hợp phun VINAXANH 1 cho cây phục hồi, chuẩn bị ra đọt mập khỏe để ra hoa đợt tiếp theo.

5. Phòng trừ sâu, bệnh hại:
Khi sử dụng phân bón hữu cơ sinh học VINAXANH, nấm Trichoderma và chế phẩm Oligo Chitosan sẽ giúp cây tăng sức đề kháng đối với các bệnh về nấm và vi khuẩn, bảo vệ được thiên địch nên hạn chế được sâu hại, rầy rệp. Giảm phun thuốc hóa học theo định kỳ để bảo vệ hệ vi sinh vật có ích trong đất và bảo vệ các thiên địch trong vườn cây trái.
Chú ý phòng ngừa sâu vẽ bùa định kỳ theo từng đợt cây ra lá non (có thể phun dầu khoáng, thuốc trừ sâu sinh học có hoạt chất Abamectin)
Phòng trừ một số sâu bệnh hại hại chính: Bệnh vàng lá thối rễ, vàng lá gân xanh, bệnh ghẻ, bệnh thán thư, thối gốc, sâu vẽ bùa, rệp sáp, nhện đỏ/trắng…

QUY TRÌNH ỨNG DỤNG PHÂN HỮU SƠ SINH HỌC VINAXANH TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Công ty sản xuất: CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 01, TP.HCM

Công ty phân phối: CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ XANH
Địa chỉ: 25/13 Trần Văn Đang, phường 09, quận 03, TP.HCM
Liên hệ: 0911611212 - 0973330906



HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VINAXANH

1.   NGĂN THỐI RỄ DO SỬ DỤNG HÓA CHẤT XỬ LÝ RA HOA. PHỤC HỒI, RA RỄ MỚI NHANH CHÓNG GIÚP CÂY CUNG CẤP DINH DƯỠNG KIP THỜI NUÔI TRÁI VÀ DƯỠNG CÂY.

2.    CUNG CẤP DINH DƯỠNG HỮU CƠ TỰ NHIÊN GIÚP CÂY PHỤC HỒI NHANH SAU THU HOẠCH, SAU XỬ LÝ RA HOA. GIẢI ĐỘC ĐẤT, PHỤC HỒI VI SINH VẬT CÓ ÍCH CHO ĐẤT.

3.     PHÒNG NGỪA NẤM BỆNH TẤN CÔNG RỄ GÂY THỐI THÂN, XÌ MỦ.
4.     THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ PHÂN HÓA MẦM HOA ĐỂ XỬ LÝ RA HOA.
5.    GIỮ BỘ LÁ XANH CỨNG, GIẢM HIỆN TƯỢNG RỤNG LÁ, CHÁY BÌA LÁ MÙA KHÔ.
6.    TĂNG KHẢ NĂNG ĐẬU TRÁI, TRÁI LỚN NHANH, NỞ GAI ĐỀU.
7.     SẢN PHẨM HỮU CƠ SINH HỌC RẤT CẦN CHO CÂY, AN TOÀN CHO NGƯỜI PHUN XỊT, KHÔNG ĐỘC HẠI CHO MÔI TRƯỜNG SỐNG, VẬT NUÔI, NGUỒN NƯỚC.
QUY TRÌNH SỬ DỤNG TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
1. Giai đoạn dưỡng cây (sau khi thu hoạch):
-   Bón 20 - 30 kg phân chuồng hoai mục (đã ủ với nấm Trichoderma) .
-   Tưới gốc: VINAXANH 2 tưới gốc: Pha 1 lít với 400 lít nước, tưới từ 10 - 20 lit/trụ tùy cây lớn/nhỏ. Tưới 2 – 3 lần, mỗi lần cách 10 ngày cho cây nhanh phục hồi.
-   Cây có biểu hiện hư rễ do nấm, tuyến trùng…thì pha thêm Oligo Chitosan.
-   Phun lá: Sau khi tưới gốc 5 ngày, sử dụng VINAXANH 1 phun ướt đều tán lá. Phun 2 -  3 lần tuy sức khỏe cây. Phun cây nhanh ra đọt mới, đọt mập, cứng khỏe, giảm rụng và cháy lá.
2. Giai đoạn chuẩn bị cho ra hoa (trước khi xiết nước, đậy gốc):
-   Tưới gốc: VINAXANH 2 tưới gốc 1 – 2 lần, pha 1 lít 400 lít nước, tưới 10 – 20 lít/cây. Tưới 1 – 2 lần trước khi đậy gốc giúp cây phân hóa mầm hoa, ra hoa đồng loạt.
-   Phun VINAXANH 2  ra hoa từ 1 – 2 lần giúp cây ra hoa nhanh và nuôi dưỡng nụ hoa mập khỏe. Phun trước khi đậy gốc và lúc cây vừa nhú mầm hoa.
3. Giai đoạn nuôi trái:
-   Khi đã đậu trái thì phun VINAXANH 4 nuôi trái lớn nhanh, chống rụng trái non. Chai 0,5 lít pha 200 lít, phun ướt đều trái. Còn nhỏ 7 – 10 ngày phun 1 lần, trái lớn 15 ngày/lần.
-   Để cây chuyển hóa dinh dưỡng nuôi trái tốt và tạo bộ rễ mới cho cây sau xử lý ra hoa, lúc tỉa trái xong thì tưới gốc VINAXANH theo liều như trên. Tưới bổ sung cho cây khỏe, không mất sức đến lúc thu hoạch.

PHÒNG NGỪA THỐI RỄ, CHÁY RỄ, KHÔ CÀNH, CHÁY LÁ:
- VINAXANH tưới gốc + Oligo Chitosan, 1 lit1 pha 400 lít nước, tưới gốc 10 – 20 lít/cây vào đầu và giữa mùa mưa hoặc sau khi xử lý ra hoa.
- Giữ bộ lá xanh dày, giảm rụng và cháy lá, ngoài tưới gốc VINAXANH cần phun VINAXANH 1 + Oligo Chitosan, 1 lít pha 400 lít nước phun phủ cây. Có thể phun 10 – 15 ngày/lần.

Oligo Chitosan là chế phẩm sinh học chiết xuất 100% từ tự nhiên, có tác dụng như Vaccin thực vật, tăng sức đề kháng cho cây trồng đối với nấm bệnh, vi khuẩn và virus, phòng ngừa bệnh phát triển rộng, bảo vệ bề mặt trái. Chế phẩm sinh học Oligo Chitosan phun chung với VINAXANH còn có tác dụng rất tốt cho cây trồng.
(Quy trình sử dụng có thể thay đổi tùy thực tế vườn cây, vui lòng liên hệ kỹ thuật để được hướng dẫn chi tiết)

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2019

QUY TRÌNH PHỤC HỒI BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ

Nguyên nhân cây có múi bị vàng lá thối rễ
- Vườn lạm dụng phân hóa học, ít dùng phân hữu cơ, đất nghèo dinh dưỡng, không bón vôi cho đất là điều kiện giúp bệnh phát triển và gây hại nặng. Vườn xử lý ra hoa nghịch vụ bằng biện pháp xiết nước, khi tưới nước trở lại hoặc gặp mưa dễ làm cho rễ mẫn cảm với nấm bệnh.
- Đất vườn cũ, đất bị chua, có độ pH thấp từ 3,9 đến 4,5 nên bệnh dễ xuất hiện và xảy ra trầm trọng hơn.
- Các vết thương cơ giới, do tuyến trùng và côn trùng tạo ra là cửa ngõ để nấm Phytophthora, Fusarium solani, Pythium xâm nhập và gây hại, trong đó sự tương tác giữa nấm Fusarium và tuyến trùng là quan trọng nhất.
- Thành phần đất có tỉ lệ sét cao, khó thoát nước trong mùa mưa , nước chiếm các tế khổng lâu dài nên rơi vào rơi vào tình trạng yếm khí do oi nước. Tình trạng này tiến trình sinh hóa trong tế bào rễ sinh ra, không được oxít hoá để giải độc, tích luỹ trong tế bào và gây ngộ độc cho tế bào. Đất có tỉ lệ sét cao sẽ bị chai cứng trong mùa nắng làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ thống rễ và tạo điều kiện cho các loại dịch hại trong đất tấn công.
THÁNG THỨ NHẤT
1/ Công tác chuẩn bị:
*Cần: Phân chuồng đã ủ hoai hoặc phân hữu cơ sinh học đã chế biến
*Thực hiện:
  • Bón phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục, bón 5 kg/cây
  • Cắt hết các chồi bị vàng lá thối rễ (cắt dưới 1-2 mắt lá)
2/ Bước 1: Tưới gốc
*Cần:
  • Vinaxanh 2 tưới gốc
  • Chế phẩm Trichoderma - Bacillus
  • Oligo chitosan (dùng 1 - 2 lần)
*Thực hiện:
Tháng đầu tiên tưới gốc 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày
  • Lần thứ 1: 01 lít Vinaxanh 2 tưới gốc + 01 lít Oligo chitosan + 01 lít Trichoderma - Bacillus: Tất cả pha chung trong 400 lít nước, tưới 4-5 lít/ cây tùy cây lớn nhỏ (400 lít nước tưới được 80 - 100 cây, tùy cây lớn nhỏ)
  • Lần thứ 2: 01 lít Vinaxanh 2 (pha 400 lít nước)
  • Lần thứ 3: 01 lít Vinaxanh 2 (pha 400 lít nước)
2/ Bước 2: Phun lá
*Cần:
  • Vinaxanh 1: Tăng cường dinh dưỡng qua lá
  • Nanochitosan: vắc xin thực vật
*Thực hiện:
Tháng đầu tiên phun 2 - 3 lần:
  • Lần thứ 1: Sau khi tưới Vinaxanh 2 tưới gốc lần đầu 5 ngày, 1 chai Vinaxanh 1 + 1 chai Nano chitosan
  • Lần thứ 2: phun sau lần thứ nhất 15 ngày, 1 chai Vinaxanh 1 (pha 200 lít nước)
  • Chú ý:
  • Phần Vinaxanh 2 tưới gốc: cung cấp dinh dưỡng cho cây, tăng cường ra rễ, thúc đẩy vi sinh phát triển.
  • Chế phẩm Trichoderma-Bacillus (chai 0,5 lit): xử lý đất, ngăn chặn nấm và vi khuẩn gây hại trong đất (nấm Trichoderma đối kháng với nấm gây bệnh thối rễ)
  • Oligo chitosan để trừ tuyến trùng , tăng cường sức đề kháng cho rễ cây đối với nấm bệnh, tưới 1-2 lần trong tháng đầu tùy tình trạng tuyến trùng hiện diện trong đất nhiều hay ít (rễ có nhiều nốt sần hay không)
  • Vinaxanh số 1: cây bị vàng lá thối rễ, bộ rễ bị suy yếu, không đủ cung cấp dinh dưỡng cho cây nên cây bị vàng lá. Vì vậy cần phun phân bón lá hữu cơ sinh học Vinaxanh số 1, có khả năng cung cấp dinh dưỡng qua đường lá, cây hấp thu dinh dưỡng dễ tiêu giúp ra chồi, lá xanh, cây mau phục hồi và ra rễ mới khỏe mạnh
  • Nano chitosan có chức năng như một vacxin thực vật, giúp cây chống chịu và ngăn ngừa tốt với nấm bệnh, vị khuẩn và vi rút, có khả năng ngăn ngừa bệnh trên lá và hạn chế rầy rệp.
  • Phun lá Vinaxanh số 1 trong tháng đầu 2 hay 3 lần tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của cây.
  • Tháng đầu tiên là tháng đầu tư mạnh để bảo đảm cho cây đủ sức phục hồi.
  • Tháng thứ 2: tưới gốc và phun lá 2 lần/tháng + Nano chitosan 1 lần/tháng.
  • Tháng thứ 3: tưới gốc và phun lá 1-2 lần/tháng tùy theo tình trạng vườn cây
  • Từ tháng thứ 4 trở đi chỉ tưới gốc và phun phân bón lá 1lần/tháng, chi phí sẽ giảm dần.
  • Chế phẩm vi sinh 6 tháng tưới gốc lại 1 lần
  • Nanochitosan 4 tháng phun ngừa bệnh 1 lần sẽ giúp vườn cây sạch bệnh, sạch rầy nhện trên lá.
  • Nếu đã đi theo hướng sinh học thì cố gắng giảm tối đa thuốc hóa học, kể cả thuốc trừ cỏ

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

OLIGO CHITOSAN VINAXANH VẮC XIN TRÊN CÂY TRỒNG CHAI 1 LÍT

Oligo Chitosan Vinaxanh
OLIGO CHITOSAN: VẮC XIN BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG CHAI 1 LÍT

*Giá bán lẻ tham khảo: 320 000đ
*Dung tích sản phẩm: 1 lít

Sản phẩm hợp tác nghiên cứu và 
sản xuất với ICT-VAST(Viện Hàn Lâm Khoa Học Và Công Nghệ Việt Nam)

Trong thời gian gần đây chúng ta nghe nói rất nhiều về chất chitosan. Chất này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống như:

- Trong lĩnh vực y khoa, nhờ vào tính ưu việt của Chitosan, cộng với đặc tính không độc, hợp với cơ thể, tự tiêu huỷ được, nên Chitosan đã được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả trong kỹ nghệ bào chế dược phẩm, làm thuốc chữa bỏng, giảm đau, thuốc hạ cholesterol, thuốc chữa bệnh dạ dày, chống đông tụ máu, tăng sức đề kháng, chữa xương khớp và chống đựợc cả bệnh ung thư...Theo một số nhà khoa học thì Chitosan có khả năng khống chế sự gia tăng của tế bào ung thư.

- Bảo quản các loại thực phẩm tươi sống, đông lạnh khi bao gói chúng bằng các màng mỏng dễ phân hủy sinh học và thân thiện môi trường. (theo www.cyberchemvn.com).

-Trong nông nghiệp Chitosan (oligo-chitosa) được sử làm thuốc bảo vệ thực vật (còn gọi là oligo - sacarit). Chitosan là một chất hữu cơ cao phân tử được điều chế từ vỏ tôm, cua và một số loài rong biển. Ngoài tác dụng kích thích hoạt động của hệ thống kháng bệnh trong cây, Chitosan còn có tác dụng như một chất kích thích sinh trưởng của cây và trực tiếp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh do hủy hoại màng tế bào vi sinh vật. Với các tác dụng trên, Chitosan phòng trừ được các bệnh cây do các nhóm vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, tuyến trùng và cả virút. Có thể coi Chitosan như một loại vắc-xin thực vật.

Chitosan phòng trừ nhiều loại bệnh quan trọng cho nhiều loại cây trồng như bệnh đạo ôn hại lúa, bệnh thán thư hại ớt, bệnh gỉ sắt hại chè, đặc biệt đối với bệnh chết nhanh  hồ tiêu, tuyến trùng trên hồ tiêu và cà phê.

Trong thời gian gần đây chúng ta nghe nói rất nhiều về chất chitosan. Chất này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống như:

- Trong lĩnh vực y khoa, nhờ vào tính ưu việt của Chitosan, cộng với đặc tính không độc, hợp với cơ thể, tự tiêu huỷ được, nên Chitosan đã được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả trong kỹ nghệ bào chế dược phẩm, làm thuốc chữa bỏng, giảm đau, thuốc hạ cholesterol, thuốc chữa bệnh dạ dày, chống đông tụ máu, tăng sức đề kháng, chữa xương khớp và chống đựợc cả bệnh ung thư...Theo một số nhà khoa học thì Chitosan có khả năng khống chế sự gia tăng của tế bào ung thư.

- Bảo quản các loại thực phẩm tươi sống, đông lạnh khi bao gói chúng bằng các màng mỏng dễ phân hủy sinh học và thân thiện môi trường. (theo www.cyberchemvn.com).

-Trong nông nghiệp Chitosan (oligo-chitosa) được sử làm thuốc bảo vệ thực vật (còn gọi là oligo - sacarit). Chitosan là một chất hữu cơ cao phân tử được điều chế từ vỏ tôm, cua và một số loài rong biển. Ngoài tác dụng kích thích hoạt động của hệ thống kháng bệnh trong cây, Chitosan còn có tác dụng như một chất kích thích sinh trưởng của cây và trực tiếp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh do hủy hoại màng tế bào vi sinh vật. Với các tác dụng trên, Chitosan phòng trừ được các bệnh cây do các nhóm vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, tuyến trùng và cả virút. Có thể coi Chitosan như một loại vắc-xin thực vật.

    Chitosan phòng trừ nhiều loại bệnh quan trọng cho nhiều loại cây trồng như bệnh đạo ôn hại lúa, bệnh thán thư hại ớt, bệnh gỉ sắt hại chè, đặc biệt đối với bệnh chết nhanh  hồ tiêu, tuyến trùng trên hồ tiêu và cà phê.


CƠ CHẾ CỦA CHITOSAN TRONG TRỒNG TRỌT

A.   Cơ chế chống bệnh hại cây của CHITOSAN
1/ Hoạt tính trực tiếp chống lại mầm bệnh
  Hoạt tính trực tiếp của chitosan trong việc kháng virut và viroid chủ yếu ở khả năng chitosan bất hoạt quá trình sinh sản của virut hoạc viroid. Đặc biệt khi chitosan ở dạng nano, nó thâm nhập vào mô tế bào cây, liên kết chặt chẽ với các acid nucleic và gây ra một loạt các thương tổn và gây ức chế lựa chọn. Ngay lập tức, ức chế có chọn lọc này có thể bất hoạt các mRNA mã hóa các gen cần cho quá trình điều trị thương tổn của vi khuẩn.
   Ngược lại, các nấm, vi khuẩn, oomycete và các côn trùng khác, chitosan tác động thông qua cơ chế gia tăng khả  năng đề kháng của cây, giúp cây tiết ra các kháng thể chống lại sự xâm nhập của nấm, vi khuẩn, oomycete.
2/ Hàng rào vật lý quanh vị trí xâm nhập mầm bệnh
   Khi chitosan xâm nhập vào mô cây, thường kết dính quanh các vị trí xâm nhập và có 3 tác động chính.
Ø   Thứ nhất là lập 1 hàng rào cách ly vị trí xâm nhập để tránh mầm bệnh lây lan và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khác. Tại vị trí cách ly, cây sẽ nhận biết để kích thích sự phản ứng nhạy cảm giúp tiết ra H2O2 để giúp tăng cường thành tế bào và báo động cho các tế bào bên cạnh.
Ø  Thứ hai chitosan liên kết các kim loại khác nhau và giúp kích hoạt nhanh chóng quá trình làm lành vết thương.
Ø  Thứ 3 chitosan có điện tích dương, vi khuẩn có điện tích âm do đó chitosan kết dính với vi khuẩn gây ra quá trình rò rỉ protein và các cơ quan nội bào của vi khuẩn, khiến vi khuẩn bị tổn thương nghiêm trọng và chết.
3/ Khả năng tạo chelate với dinh dưỡng và khoáng chất
   Chitosan có khả năng liên kết các kim loại và khoáng (như Fe, Cu) giúp tránh mầm bệnh xâm nhập, gây ức chế quá trình sinh sản và tạo ra độc tố.
   Chitosan còn tạo phức với mycotoxin (độc tố do nấm tiết ra), giúp giảm tổn hại ở tế bào chủ do độc tố nấm.
4/ Chất tăng cường làm lành vết thương
Vì khả năng bám chặt vào màng sinh học và các phân tử sinh học cùng với điện tích dương, chitosan cung cấp khả năng làm lành vết thương nhanh chóng khi có tổn hại cơ học hay mầm bệnh tấn công.
Vì là chất kích hoạt, chitosan hoạt hóa quá trình tổng hợp và hình  thành một loạt các protein PR và các protein bảo vệ trong đó có phenylalanine ammonia-lyase và peroxidase. Hai emzyme này giúp tổng hợp và xây dựng lên ma trận lignin và hình thành tyllose, những chất đóng vai trò quan trọng trong làm lành vết thương.
5/ Kích thích cơ chế phòng thủ của cây trồng
Chất kích hoạt là các chất có khả năng kích thích các phản ứng bảo vệ khi được đưa vào các mô tế bào cây (như oligosaccharit, glycoprotein, peptir và lipit). Các chất kích thích oligosaccharit bao gồm oligoglucan, oligochitin, oligochitosan và oligogalacturonic. Khi cây trồng được tăng cường cơ chế bảo vệ sẽ chịu được sự tấn công mầm bệnh, nhanh chóng khoanh vùng tế bào bị chết và tạo ra các chất sinh hóa xung quanh tế bào bị chết. Các cơ chế này bao gồm tạo ra các oxygen hoạt tính, thay đổi cấu trúc tế bào, tổng hợp các protein kháng thể và tổng hợp sinh học phytoalexin.
Chtiosan là chất có khả năng kích hoạt các cơ chế phòng thủ của cây. Khi sử dụng chitosan, cây trồng sẽ có 1 loạt biến đổi về vật lý và sinh lý học. Thay đổi vật lí là sẽ giảm khe hở khí không, giảm khả năng tiếp cận của nấm vào mô tế bào lá. Các tế bào bảo vệ của lá sẽ tạo ra H2O2, để phản ứng lại với sự giảm khe hở khí khổng. Nồng độ acid phenolic trong lá, đặc biệt ferulic acid sẽ gia tăng đáng kể khi gia tăng nồng độ chitosan. Nồng độ lignin trong lá cũng sẽ tăng cao. Các tiền chất của lignin như p-courmaric, ferulic acid,  sinapoc acid và phenolic acid có khả năng kháng khuẩn đều bị kích hoạt bởi chitosan.
Chitosan cũng giúp giảm quá trình xâm nhập của nấm F. gramieraum và gia tăng khả năng kháng bằng cách kích hoạt quá trình hình thành lignin và các phenolic.
Bản thân các oligogalacturonic là sản phẩm của quá trình phân giải thành tế bào cây do enzyme pectic của vi khuẩn tiết ra do đó khiến cây tạo ra cơ chế bảo vệ.

Hình. Cơ chế sản sinh chất kích hoạt oligosaccharit ở tế bào cây.

Ngoài ra, chitosan là thành phần tìm thấy của nhiều loại nấm. Nên khi các olgigosaccharit giải phóng khỏi chitosan sẽ giúp kích thích cơ ché bảo vệ của cây.

B.       Tại sao lại dùng chitosan dạng Nano
- Thứ nhất chitosan dạng Nano giúp chitosan đi sâu vào tế bào cây để phát huy hiện quả kích thích hệ miễn dịch tốt nhất.
- Thứ hai chitosan dạng Nano giúp giữ hoạt lực chitosan lâu nhất
- Thứ ba chitosan dạng Nano có hoạt tính diệt khuẩn trực tiếp gấp từ 80-100 lần chitosan dạng hòa tan nên tăng cường khả năng tiêu diệt mầm bệnh trực tiếp.
- Thứ tư chitosan dạng Nano tạo ra cơ chế dẫn truyền. Nano  chitosan liên kết yếu với các amino acid, ure, NPK khiến chitosan dạng Nano khi sử dụng với phân bón sẽ tạo ra phân bón Nano. Điều này nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và giảm đi chi phí giá thành sản xuất. Đồng thời chitosan là chất kích thích sinh trưởng tự nhiên nên giúp cây sử dụng phân bón hiệu quả hơn.

Hình. Cơ chế khi Nano Chitosan làm chất dẫn truyền thuốc bảo vệ thực vật, phân bón


a. Hấp phụ lên hạt Nano 
b. Gắn lên hạt Nano bằng các ligand khác nhau

C.      Các ứng dụng của Chitosan dạng Nano trong Trồng trọt
1/ Kháng virut
 
  Chitosan ức chế sinh sản hệ thống của của virut và viroid qua thực vật và gia tăng sự phản ứng nhạy cảm của cây trồng với sự nhiễm bệnh. Mức độ ngăn cản lây nhiễm phụ thuộc vào khối lượng chitosan.
→ Nano chitosan với cơ chế thấm sâu vào cây, giữ nguyên hoạt tính của chitosan sẽ có tác dụng tương tự với chitosan khi kháng virut.
2/ Kháng vi khuẩn
3/ Kháng nấm và oomycete
  
Hoạt tính kháng nấm của chitosan kháng được nhiều nấm khác nhau
4/ Kháng côn trùng
   Chitosan đặc biệt hiệu quả khi kháng côn trùng trong giai đoạn là ấu trùng
5/ Chất bảo quản cho rau, củ, quả sau thu hoạch
6/ Xử lý hạt giống

D.      Tiềm năng của Nano chitosan khi sử dụng trong Trồng trọt
-        
Kiểm soát bệnh và côn trùng: 50-95%
-         Giảm sử dụng phân bón & thuốc bảo vệ thực vật: 50%
-         Năng suất tăng từ 8,5% đến 30%