Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2019

QUY TRÌNH PHỤC HỒI BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ

Nguyên nhân cây có múi bị vàng lá thối rễ
- Vườn lạm dụng phân hóa học, ít dùng phân hữu cơ, đất nghèo dinh dưỡng, không bón vôi cho đất là điều kiện giúp bệnh phát triển và gây hại nặng. Vườn xử lý ra hoa nghịch vụ bằng biện pháp xiết nước, khi tưới nước trở lại hoặc gặp mưa dễ làm cho rễ mẫn cảm với nấm bệnh.
- Đất vườn cũ, đất bị chua, có độ pH thấp từ 3,9 đến 4,5 nên bệnh dễ xuất hiện và xảy ra trầm trọng hơn.
- Các vết thương cơ giới, do tuyến trùng và côn trùng tạo ra là cửa ngõ để nấm Phytophthora, Fusarium solani, Pythium xâm nhập và gây hại, trong đó sự tương tác giữa nấm Fusarium và tuyến trùng là quan trọng nhất.
- Thành phần đất có tỉ lệ sét cao, khó thoát nước trong mùa mưa , nước chiếm các tế khổng lâu dài nên rơi vào rơi vào tình trạng yếm khí do oi nước. Tình trạng này tiến trình sinh hóa trong tế bào rễ sinh ra, không được oxít hoá để giải độc, tích luỹ trong tế bào và gây ngộ độc cho tế bào. Đất có tỉ lệ sét cao sẽ bị chai cứng trong mùa nắng làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ thống rễ và tạo điều kiện cho các loại dịch hại trong đất tấn công.
THÁNG THỨ NHẤT
1/ Công tác chuẩn bị:
*Cần: Phân chuồng đã ủ hoai hoặc phân hữu cơ sinh học đã chế biến
*Thực hiện:
  • Bón phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục, bón 5 kg/cây
  • Cắt hết các chồi bị vàng lá thối rễ (cắt dưới 1-2 mắt lá)
2/ Bước 1: Tưới gốc
*Cần:
  • Vinaxanh 2 tưới gốc
  • Chế phẩm Trichoderma - Bacillus
  • Oligo chitosan (dùng 1 - 2 lần)
*Thực hiện:
Tháng đầu tiên tưới gốc 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày
  • Lần thứ 1: 01 lít Vinaxanh 2 tưới gốc + 01 lít Oligo chitosan + 01 lít Trichoderma - Bacillus: Tất cả pha chung trong 400 lít nước, tưới 4-5 lít/ cây tùy cây lớn nhỏ (400 lít nước tưới được 80 - 100 cây, tùy cây lớn nhỏ)
  • Lần thứ 2: 01 lít Vinaxanh 2 (pha 400 lít nước)
  • Lần thứ 3: 01 lít Vinaxanh 2 (pha 400 lít nước)
2/ Bước 2: Phun lá
*Cần:
  • Vinaxanh 1: Tăng cường dinh dưỡng qua lá
  • Nanochitosan: vắc xin thực vật
*Thực hiện:
Tháng đầu tiên phun 2 - 3 lần:
  • Lần thứ 1: Sau khi tưới Vinaxanh 2 tưới gốc lần đầu 5 ngày, 1 chai Vinaxanh 1 + 1 chai Nano chitosan
  • Lần thứ 2: phun sau lần thứ nhất 15 ngày, 1 chai Vinaxanh 1 (pha 200 lít nước)
  • Chú ý:
  • Phần Vinaxanh 2 tưới gốc: cung cấp dinh dưỡng cho cây, tăng cường ra rễ, thúc đẩy vi sinh phát triển.
  • Chế phẩm Trichoderma-Bacillus (chai 0,5 lit): xử lý đất, ngăn chặn nấm và vi khuẩn gây hại trong đất (nấm Trichoderma đối kháng với nấm gây bệnh thối rễ)
  • Oligo chitosan để trừ tuyến trùng , tăng cường sức đề kháng cho rễ cây đối với nấm bệnh, tưới 1-2 lần trong tháng đầu tùy tình trạng tuyến trùng hiện diện trong đất nhiều hay ít (rễ có nhiều nốt sần hay không)
  • Vinaxanh số 1: cây bị vàng lá thối rễ, bộ rễ bị suy yếu, không đủ cung cấp dinh dưỡng cho cây nên cây bị vàng lá. Vì vậy cần phun phân bón lá hữu cơ sinh học Vinaxanh số 1, có khả năng cung cấp dinh dưỡng qua đường lá, cây hấp thu dinh dưỡng dễ tiêu giúp ra chồi, lá xanh, cây mau phục hồi và ra rễ mới khỏe mạnh
  • Nano chitosan có chức năng như một vacxin thực vật, giúp cây chống chịu và ngăn ngừa tốt với nấm bệnh, vị khuẩn và vi rút, có khả năng ngăn ngừa bệnh trên lá và hạn chế rầy rệp.
  • Phun lá Vinaxanh số 1 trong tháng đầu 2 hay 3 lần tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của cây.
  • Tháng đầu tiên là tháng đầu tư mạnh để bảo đảm cho cây đủ sức phục hồi.
  • Tháng thứ 2: tưới gốc và phun lá 2 lần/tháng + Nano chitosan 1 lần/tháng.
  • Tháng thứ 3: tưới gốc và phun lá 1-2 lần/tháng tùy theo tình trạng vườn cây
  • Từ tháng thứ 4 trở đi chỉ tưới gốc và phun phân bón lá 1lần/tháng, chi phí sẽ giảm dần.
  • Chế phẩm vi sinh 6 tháng tưới gốc lại 1 lần
  • Nanochitosan 4 tháng phun ngừa bệnh 1 lần sẽ giúp vườn cây sạch bệnh, sạch rầy nhện trên lá.
  • Nếu đã đi theo hướng sinh học thì cố gắng giảm tối đa thuốc hóa học, kể cả thuốc trừ cỏ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét