Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

QUY TRÌNH ỨNG DỤNG PHÂN HỮU SƠ SINH HỌC VINAXANH TRÊN CÂY CHANH


Công ty sản xuất: CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 01, TP.HCM

Công ty phân phối: CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ XANH
Địa chỉ: 25/13 Trần Văn Đang, phường 09, quận 03, TP.HCM
Liên hệ: 0911611212 - 0973330906


KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHANH KHÔNG HẠT

ỨNG DỤNG PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC VINAXANH

Giống chanh không hạt đang trồng tại Việt Nam được nhập từ bang California (Mỹ). Cây không có gai (hoặc ít gai), có tán lá tròn, trái chùm, không có hạt (hoặc chỉ có vài hạt). Có khả năng cho trái quanh năm, năng suất trái 150 – 200 kg/năm/cây. Cây có sức kháng bệnh rất mạnh, có khả năng thích nghi nhiều vùng đất, thích nhất là đất thịt, giàu mùn. Cây chanh không hạt từ lúc trồng đến khi cho trái khoảng 20 tháng (đất xấu), 24 tháng (đất tốt). Bắt đầu cho năng suất tốt từ năm thứ 4 về sau. Không nên để trái sớm cây dễ suy kiệt.

1.Đất trồng:

- Đất trồng đảm bảo thoát nước tốt, không úng ngập, bổ sung hữu cơ.

- Đất thấp: Lên liếp cao, tầng đất canh tác (so với mực nước) 70 – 80cm, cần lên mô: mô cao 40 x 60cm.

- Đất cao (Tây Nguyên, Đông Nam bộ): đào hố 60 x 60cm.
- Bón vôi vào hố/mô trồng khoảng 1kg/mô. Phân chuồng ủ hoai/phân hữu cơ 5 – 10kg/mô + 500gr phân Lân (nung chảy).
- Không để đất khô cứng mùa khô, lèn úng mùa mưa dễ làm cây bị thối rễ. pH  đất tốt nhất 5,5 – 7.

2.Khoảng cách trồng:
- Không nên trồng quá dày cây thiếu nắng, chanh không hạt có bộ lá phát triển khỏe, nhiều lá nên vườn trồng dày mặt liếp khó khô thoáng khả năng quang hợp kém, cây ít ra hoa, đậu trái, ẩm ướt dễ phát sinh bệnh hại cây, khó thu hoạch và chăm sóc.
- Tùy nền đất có thể trồng khoảng cách 4x4m; 5 x 5m. Có thể tận dụng trồng dày lúc đầu (2,5 x 2,5m) nhưng sau đó phải tỉa bỏ cho cây thông thoáng.

3. Bón phân, chăm sóc:
- Trước khi trồng 7 ngày (cây trong bầu): Pha VINAXANH tưới gốc, tưới 300 ml/bầu cây. Tưới VINAXANH ngoài cung cấp dinh dưỡng còn giúp tăng cường chức năng rễ, cây phục hồi nhanh sau khi trồng, hạn chế cây bị mất sức, cây phát triển nhanh.
- Lần 2: Sau khi trồng 15 ngày, sử dụng VINAXANH 1 (1 lít) + Oligochitosan (1/2 lít), pha 2 loại trên với 400 lít nước, phun ướt đều 2 mặt lá và thân cây lúc sáng sớm hoặc chiều mát giúp cây bung chồi và đọt non nhanh chóng, lá khỏe chống chịu tốt.
- Lần 3: Sau khi trồng 30 ngày thì tiến hành tưới phân VINAXANH gốc, 1 lít pha 400 lít nước, tưới thẳng vào gốc và xung quanh. Liều lượng tưới: 1 lít/cây. Tưới phân khi đất ẩm (tưới nước trước hoặc sau mưa chờ ráo đất), không tưới phân khi đất đang khô cứng.
- Lần 4: Bắt đầu từ tháng thứ 2 sau khi trồng, lúc này cây chanh đã bén rễ và chuẩn bị đâm chồi non. Định kỳ sử dụng phân tưới gốc VINAXANH (1 lít pha 400 lít nước, tưới mỗi gốc 1 lít) tưới 1 tháng/lần (tưới vào ngày đầu tháng). Sau khi tưới phân gốc 15 ngày sau thì tiến hành phun phân VINAXANH 1 (liều pha và cách phun như trên).
- Lần 5 và các lần tiếp theo đến khi cây 12 tháng tuổi: Lập lại như lần 4, có thể tăng liều phân tưới gốc để cây tăng trưởng  nhanh.
Tưới gốc VINAXANH mỗi tháng 1 lần, giữa hai lần tưới gốc phun VINAXANH số 1 (cách lần tưới gốc 15 ngày). Tỉ lệ pha như nhau: 1/400, tuy nhiên khi cây lớn lên thì lượng phân phun và tưới gốc sẽ nhiều hơn.
Hai tháng 1 lần nên phun VINAXANH số 1 kết hợp với Oligo Chitosan (tỉ lệ pha 1/400), vườn cây sẽ xanh tốt và hạn chế được các nấm bệnh.
- Lưu ý:
+ Tùy thực tế vườn cây và đất có thể bổ sung thêm các loại phân cần thiết khác theo hướng dẫn của kỹ thuật giúp cây tăng trưởng nhanh và bền vững.
+ Tưới nước: Cây chanh cần đất ẩm để phát triển, nhất là mùa khô, vì vậy cần cung cấp nước duy trì độ ẩm tốt trong vườn. Nên tưới gốc và tưới phun lên tán bằng vòi nước mạnh góp phần xua đuổi côn trùng gây hại. Phải khai thoát nước thật tốt khi mưa dầm, tránh cầm thủy dễ làm thối rễ vào mùa mưa. 

BÓN PHÂN BỔ SUNG:
Tùy thức tế vườn cây, bón bổ sung:
- Sau khi trồng 20 ngày: Bón bổ sung DAP (10 – 15gr/gốc, có thể pha nước tưới).
- Sau khi trồng 2 tháng bón phân bổ sung: NPK (20-20-15) 15 - 30gr/gốc, bón 1 tháng/lần sau khi tưới VINAXANH được 3 ngày.
- Sau trồng từ 6 tháng tuổi trở lên bón 100 - 200gr/gốc, gia tăng theo tuổi cây và thực tế phát triển. bón 1 tháng/lần sau khi tưới VINAXANH được 3 ngày.
Cây chanh rất cần phân hữu cơ, duy trì cây phát triển bền vững, giảm bệnh hại cho cây mà con tăng chất lượng nông sản. Vì vậy rất cần duy trì bón phân hữu cơ thường xuyên cho cây. Mỗi năm có thể bón 10 - 20 kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ đã ủ hoai cho cây, chia 2 lần bón vào giai đoạn sau thu hoạch và giai đoạn nuôi trái, kết hợp phân VINAXANH.

4. Chăm sóc khi cây cho trái:
- Cây chanh không hạt có thể cho trái quanh năm. Cách để trái rải vụ tự nhiên giúp cây không mất sức do chịu tác động của thuốc hóa học xử lý ra hoa nghịch vụ.
- Trước khi cây ra hoa, tưới gốc VINAXANH (1 lít pha 400 lít) tưới mỗi gốc 4 – 8 lít tùy tuổi cây, tưới 1 – 2 lần để thúc cây ra nhiều hoa. Khi cây nuôi trái, định kỳ 15 – 30 ngày tưới VINAXANH/lần, kết hợp phun VINAXANH 4 nuôi trái (phun 10 ngày/lần) nuôi trái lớn, nặng, bóng và sáng đẹp.
- Sau mỗi đợt thu hoạch, tưới gốc VINAXANH kết hợp phun VINAXANH 1 cho cây phục hồi, chuẩn bị ra đọt mập khỏe để ra hoa đợt tiếp theo.

5. Phòng trừ sâu, bệnh hại:
Khi sử dụng phân bón hữu cơ sinh học VINAXANH, nấm Trichoderma và chế phẩm Oligo Chitosan sẽ giúp cây tăng sức đề kháng đối với các bệnh về nấm và vi khuẩn, bảo vệ được thiên địch nên hạn chế được sâu hại, rầy rệp. Giảm phun thuốc hóa học theo định kỳ để bảo vệ hệ vi sinh vật có ích trong đất và bảo vệ các thiên địch trong vườn cây trái.
Chú ý phòng ngừa sâu vẽ bùa định kỳ theo từng đợt cây ra lá non (có thể phun dầu khoáng, thuốc trừ sâu sinh học có hoạt chất Abamectin)
Phòng trừ một số sâu bệnh hại hại chính: Bệnh vàng lá thối rễ, vàng lá gân xanh, bệnh ghẻ, bệnh thán thư, thối gốc, sâu vẽ bùa, rệp sáp, nhện đỏ/trắng…

0 nhận xét:

Đăng nhận xét