CTY NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM
58 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 09 116 112 12 – 097 333 0906
QUY TRÌNH ỨNG DỤNG PHÂN HỮU CƠ
SINH HỌC VINAXANH TRÊN CÂY CÓ MÚI
SINH HỌC VINAXANH TRÊN CÂY CÓ MÚI
Nhóm cây có múi gồm cam, chanh,
quýt, bưởi là loại cây tương đối dễ trồng, cho thu nhập cao, tuy nhiên hiện nay
trong sản xuất cây có múi còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy cần
phải ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trên vườn cây có múi theo hướng sản xuất an
toàn, góp phần tạo ra một nền nông nghiệp bền vững.
I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CÓ MÚI
1. Chọn giống
Việc chọn giống tốt và sạch bệnh sẽ giúp cây sinh trưởng khoẻ trong giai đoạn
kiến thiết cơ bản, tăng sức đề kháng đối với sâu bệnh, cho trái có phẩm chất
ngon.
2. Thiết kế vườn:
- Đào mương lên liếp: được áp dụng nhằm xả phèn, mặn, nâng cao tầng canh tác.
Chiều rộng mương từ 1-2m, chiều ngang liếp 6-8m.
- Khoảng cách trồng: tuỳ thuộc vào
đất đai, giống và kỹ thuật canh tác mà bố trí khoảng cách trồng cho phù hợp. Có
thể tham khảo khoảng cách trồng như sau:
+ Bưởi: 5 x 5 m hoặc 6 x 6 m.
+ Cam sành: 2,5 x 2,5 m hoặc 2 x 3 m.
- Trồng cây chắn gió: trồng cây chắn gió như dừa,
xoài, các loại cây lấy gỗ trên bờ bao … để hạn chế sự thiệt hại do gió bão, sự
lây lan của côn trùng (nhất là gầy chổng cánh) và mầm bệnh. Tuỳ theo từng vùng mà chọn loại cây chắn gió thích
hợp.
3. Chuẩn bị mô và cách trồng:
- Đấp mô bằng đất mặt ruộng, đất bãi sông phơi khô, đường kính từ 0,5 đến 1 m,
cao 0,3 đến 0,6 m.
- Giữa mô đào hố rộng 30 cm, sâu 40 cm.
- Vật liệu cho vào hố gồm: phân chuồng + tro trấu + đất khô theo tỷ lệ 2:1:1.
Khi trồng cho một lớp hỗn hợp trên vào hố rồi đặt cây sao cho mặt bầu ngang
bằng mặt mô, sau đó ém chặt đất lại rồi cắm cọc giữ chặt cây con để tránh lung
lay khi có gió.
+ Đối với đất ruộng mới lên mô trồng
cần bón vôi, hoặc lân nung chảy để hạ phèn.
+ Tủ gốc giữ ẩm: Cây có múi có nhiều
rễ bàng mọc cạn gần mặt đất nên cần phải tủ gốc để giữ ẩm trong mùa nắng bằng
rơm rạ khô, đậy cách gốc khoảng 20 cm.
4. Tưới tiêu nước:
- Mùa nắng cần tưới nước thường xuyên cho cây con và cây đang ra hoa kết trái.
- Mùa mưa nên xẻ rảnh thoát nước cho tốt, không để nước đọng lâu trong vườn,
giữ mực nước trong mương vườn cách mặt liếp 70 – 90 cm.
5. Vét bùn bồi liếp:
Giai đoạn cây cho trái có thể vét bùn bồi liếp vào mùa khô, lớp bùn đưa lên
liếp dày 2 – 3 cm, không vét bùn ở những mương nước nhiều phèn, có nhiều xác bã
hữu cơ chưa phân huỷ và bồi cách gốc 20-30 cm
6. Trồng xen:
có thể hoặc trồng xen cây ổi để hạn chế rầy chổng cánh.
7. Tỉa cành tạo tán:
a. Thời kỳ kiến thiết cơ bản:
- Tạo tán: Khi cây con cao 0,5 m (tính từ mắt ghép) thì bấm bỏ
phần ngọn để kích thích các mầm bên phát triển.
b. Thời
kỳ kinh doanh:
- Tỉa cành: Mục tiêu chính của tỉa cành là thay thế những cành
già, loại bỏ cành sâu bệnh, cành vô hiệu không có khả năng cho trái bằng những
cành non trẻ sẽ mang trái trong những năm tiếp theo.
Công việc tỉa cành được tiến hành hàng năm, sau khi thu hoạch thì cắt bỏ những
cành đã mang trái, cành sâu bệnh, ốm yếu, cành mọc bên trong tán không có khả
năng ra trái; trong thời kỳ cây đang mang trái nên cắt bỏ cành vượt nhằm hạn
chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.
Chú ý cần phải khử trùng dụng cụ cắt tỉa bằng nước Javel hoặc cồn 900
để tránh lây bệnh từ cây này qua cây khác. Đối với những cành lớn hơn 3 cm thì
phải dùng cưa, vết thương lớn sau khi cắt tỉa phải dùng sơn hoặc các thuốc trừ
bệnh quét kín vết cắt để ngăn chặn côn trùng và mầm bệnh tấn công.
- Tỉa trái: cây có múi thường ra nhiều hoa và đậu nhiều trái trên một
chùm, cần tỉa bỏ bớt những trái méo mó, trái có vết sâu bệnh, đối với cam sành
giữ 3-4 trái/chùm, bưởi chỉ để tối đa 2 trái/chùm. mục đích của tỉa trái là để
trái còn lại trên chùm có hình dáng đẹp, kích thước trái to, hạn chế sâu bệnh
tấn công lên phần tiếp giáp giữa các trái.
8. Bón phân
- Mỗi tháng tưới gốc một lần, 1 lít/400 lít nước tưới cho 100
gốc. Mùa mưa pha đậm hơn 1lit pha 200 lít, cũng tưới cho 100 cây.
- Sau khi
thu hoạch, làm vệ sinh dồng ruộng, sau khi
cắt tỉa cành như phần trình bày ở trên, phải
tưới gốc VINAXANH để phục hồi lớp rễ mới. Sau đó phun 2 lần VINAXANH số 1 cách
nhau 7-10 ngày, đạm hữu cơ dễ tiêu cao giúp cây phục hồi thân lá nhanh chóng,
cành lá ra mới khỏe mạnh chuẩn bị cho đợt trái mới. Giai đoạn này nhất thiết
phải bón phân chuồng từ 10-20 kg/gốc.
- Xử lý ra hoa
cho cam (không dùng hóa chất): sau khi thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành sâu bệnh, cành
vô hiệu, quét vôi gốc, thân cây… Sau khi bón phân hữu cơ + nấm Trichoderma (vùng ĐBSCL sau bón phân kết hợp vét bùn bồi gốc và mặt liếp), tiến
hành tạo khô hạn bằng cách ngưng tưới nước và kết hợp rút khô nước trong vườn
hay mực nước trong mương ở mức thấp nhất trong năm để tạo “sốc” cho cây. Thời
gian “xiết” nước khoảng 3 tuần đến khi thấy lá hơi héo thì cho nước vào mương
cách mặt đất 20 - 30 cm trong 12 giờ, sau đó rút bớt nước ra còn cách mặt đất
50 - 60 cm để không làm rễ cây bị thiệt hại mất sức. Hoặc có thể áp dụng tưới
nước trở lại với lượng nước tưới vừa đủ để giảm bớt hiện tượng cây ra đọt non,
tưới 2 - 3 lần mỗi ngày và liên tục 3 ngày, đến ngày thứ tư tưới 1 lần/ngày. Sau
4 ngày tưới nước trở lại tiến hành tưới gốc bằng VINAXANH tưới gốc, với liều
lượng tăng gấp đôi những tháng trước (2 lít phân /100 cây) . Tưới gốc xong tiến
hành phun VINAXANH số 2 (1 chai 0,5 lit /200 lít nước), Khoảng 7 - 15 ngày sau
khi tưới trở lại cây sẽ ra đọt và nụ hoa, thời gian này tưới nước cách ngày.
- Xử lý ra hoa
cho bưởi: Để có trái cây bán vào dịp
tết thì bắt đầu xử lý ra hoa vào tháng 3-4 dương lịch. Đầu tháng 3 dương lịch ngưng tưới cho đến 20/3
dương lịch thì bắt đầu tưới nước trở lại, mỗi ngày 2-3 lần, tưới liên tục 3
ngày sau đó từ ngày thứ 4 tưới một lần/ngày, kết hợp VINAXANH tưới gốc với liều
lượng gấp đôi các tháng trước, kết hợp phun VINAXANH 2 (1
chai 0,5 lit /200 lít nước) để kích thích ra hoa, giúp cây phân hoá mầm
hoa tốt hơn, trổ hoa đồng loạt và đậu trái sai. 7-15 ngày sau khi tưới đợt đầu
tiên cây sẽ ra hoa, thời gian này ngày tưới ngày nghỉ, 10-15 sau khi trổ, hoa
sẽ rụng cánh.
* Lưu
ý: Chỉ nên xiết nước đối với vườn cây trên 3 năm tuổi và thời
gian xiết nước không quá 20 ngày để kéo dài tuổi thọ và thời kỳ kinh doanh của
cây có múi.
Không nên dùng Paclobutrazol để xử lý ra hoa trong vườn cây
ăn trái.
- Dưỡng trái: Sau khi cây đậu trái phun VINAXANH số 4 mỗi tháng 2 lần, 1
chai 0,5 lít /200 lit nước
- Trong thời gian cây đang mang trái để ngừa bệnh, nên phun
chế phảm kích kháng EXIN 4,5 SC mỗi lần/tháng với liều lượng 20ml/bình 16 lít,
phun buổi chiều mát, tốt nhất phun sau 16 h chiều. Từ năm sau chỉ phun 2 tháng/lần, 6 lần trong
năm.
- Giữa mùa trái đang lớn, nên bón phân hữu cơ lần thứ hai 10-15 kg/cây,
kết hợp tưới nấm Trichoderma để hạn chế tuyến trùng và đối kháng với nấm gây
bệnh thối rễ.
9. Quản lý cỏ dại : chúng ta không nên quan niệm cỏ dại là có hại cần tiêu diệt
Lợi
ích của việc giữ cỏ trong vườn cây ăn trái:
- _Cỏ
giữ ẩm đất trong mùa hè và chống rửa trôi dinh dưỡng, xói mòn đất vào mùa mưa .
- _Tạo môi trường thuận lợi cho côn trùng có ích sinh sống, cỏ
có hoa sẽ thu hút ong bướm tới, tốt cho việc thu phấn cho
cây trong mùa ra bông
- _Trong quá trình sinh trưởng và phát
triển bộ rễ cỏ làm cho đất tơi xốp, thoáng khí giúp rễ cây trồng hô hấp và hấp
thu dinh dưỡng dễ dàng.
- _Khi cắt tỉa cỏ hoặc cỏ tự chết đi,
vi sinh vật sẽ phân hủy tạo ra một lượng hữu cơ đáng kể cho đất cung cấp dinh
dưỡng cho cây trồng và cũng là nguồn thức ăn cho vi sinh vật có ích phát triển.
Đất có nhiều hữu cơ sẽ có nhiều trùn đất.
- _Trong vườn cây có múi không để các loại cỏ phát triển quá
cao, phát triển quá mạnh vì chúng sẽ cạnh tranh ánh sáng, nước và dinh dưỡng
với cây trồng chính, có thể giữ các loại cỏ như: rau trai, cỏ lá tre, cỏ nút áo
mọc trong vườn. Nếu trồng cây họ đậu như cây lạc dại làm cây che phủ liếp sẽ
gia tăng hàm lượng đạm trong đất nhờ sự cố định đạm của vi khuẩn Rhizobium và
lất át được các loại cỏ dại khác
_Không nên sử dụng thuốc trừ cỏ hoá học trong
vườn cây ăn trái.
II. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý
1.
Tỉa cành: Cần mạnh dạn tỉa bỏ cành
bệnh, tỉa cành già yếu giúp cho vườn thông thoáng
2. Bón phân hữu cơ: Hàng năm cần bón phân hữu cơ cho cây và Phân hữu cơ sinh học
2. Bón phân hữu cơ: Hàng năm cần bón phân hữu cơ cho cây và Phân hữu cơ sinh học
VINAXANH thay cho phân hóa học.
3. Giữ cỏ trong vườn: Trồng cỏ có rễ ăn cạn, khống chế cỏ bằng cách xén trên mặt. Nếu
3. Giữ cỏ trong vườn: Trồng cỏ có rễ ăn cạn, khống chế cỏ bằng cách xén trên mặt. Nếu
có điều kiện trồng
cây lạc dại rất tốt. Không phun thuốc
trừ cỏ
4. Nên
giữ gốc cây thông thoáng:Không bồi
bùn non vào gốc cây, nên giữ cỏ, rác cách
gốc 20 cm.
5. Quét vôi gốc cây: Đầu mùa mưa dùng vôi pha phèn xanh hoặc Copper Zine quét vào gốc
5. Quét vôi gốc cây: Đầu mùa mưa dùng vôi pha phèn xanh hoặc Copper Zine quét vào gốc
cây, tưới nấm Trico để ngừa tuyến trùng và bệnh vàng lá thối rể
6. Sử dụng thiên địch như thả kiến vàng trên các cây có múi
7. Phun thuốc sinh học ngừa sâu bệnh vào giai đoạn cây ra đọt non và
trái non
(Quy trình này có tham khảo tài
liệu cũa Trường Đại học Cần Thơ)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét