Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

QUY TRÌNH ỨNG DỤNG PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC VINAXANH TRÊN CÂY XOÀI


HỘI LÀM VƯỜN VIỆT NAM
CTY NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM
 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
 Hotline: 09 116 112 12 – 097 333 0906




QUY TRÌNH ỨNG DỤNG PHÂN HỮU CƠ SINH 
HỌC VINAXANH TRÊN CÂY XOÀI

I. LƯU Ý KHI XỬ LÝ RA HOA NGHỊCH VỤ TRÊN CÂY XOÀI

Xử lý xoài ra hoa mùa nghịch thường gặp hai yếu tố bất lợi đó là mưa nhiều, nước ngập, độ ẩm cao ảnh hưởng đến quá trình ra hoa và đậu trái. Cây xử lý ra hoa phải khỏe, không sâu bệnh. Tán cây thông thoáng, không bị che rợp. Không nên xử lý vườn còn tơ (cho 2, 3 mùa trái) vì dễ ảnh hưởng đến tuổi thọ cây, tỷ lệ ra hoa không cao. Không nên thúc cho cây ra hoa trái nhiều quá mà chỉ ở mức vừa phải, nếu không cây sẽ mau suy kiệt. Sau mỗi mùa thu hoạch nên bón phân, chăm sóc, kích thích cho cây ra đọt để hồi phục trở lại, nhất là tăng cường bón phân hữu cơ.
Sử dụng Paclobutrazole để xử lý xoài ra hoa cần lưu ý đối với những cây còn tơ nên sử dụng nồng độ cao hơn những cây đã già. Sử dụng Paclobutrazol năm thứ nhất với liều lượng theo khuyến cáo, năm thứ hai thì giảm một nửa liều vì lượng thuốc còn lưu tồn trong đất sẽ tiếp tục tác động lên sự ra hoa của cây ở năm sau. Không nên xử lý liên tiếp 3 năm mà nên cho cây nghỉ sau 2 năm xử lý. Paclobutrazol là một chất ức chế sinh trưởng nếu lạm dụng sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng của cây sau mỗi đợt xử lý, cây bị suy kiệt và không có khả năng cho trái lâu dài.  
II. PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC VINXANH

Phân hữu cơ sinh học VINAXANH là giải pháp dinh dưỡng mới, chiết xuất 100% từ nguồn hữu cơ tự nhiên đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đa trung vi lượng góp phần nâng cao chất lượng hạt ca cao sau lên men đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra, với các hoạt chất sinh học cao, phân hữu cơ sinh học VINAXANH giúp tăng cường sức đề kháng của cây với nấm bệnh phát sinh từ đất, tăng sức chống chịu khi thời tiết bất lợi. VINAXANH rất hữu hiệu trong việc cải tạo nền đất bạc màu, đất nghèo kiệt, đất thoái hóa do tác động hóa học lâu năm. Giải độc cho đất xử lý nhiều hóa chất trong quá trình làm trái nghịch vụ. Phân hữu cơ sinh học VINAXANH thân thiện, an toàn cho sản phẩm, môi trường, vật nuôi và người sử dụng. Góp phần bảo vệ thiên địch có lợi, cân bằng sinh thái.

III. ỨNG DỤNG PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC VINAXANH TRÊN CÂY XOÀI

1. Giai đoạn phục hồi cây sau thu hoạch:
- Nên bón phân hữu cơ VINAXANH hoặc phân hữu cơ khác từ 15 – 20kg/cây + Bón vôi.
- Sau khi bón phân hữu cơ thì tưới gốc VINAXANH, 1 lít pha 400 lít nước, tưới ướt quanh tán cây (lượng phân tưới tùy cây lớn nhỏ).
- Phun VINAXANH 1 để cây ra đọt lá mới.

2. Giai đoạn tạo mầm hoa (chuẩn bị làm bông):
- Tưới gốc VINAXANH cung cấp dinh dưỡng và thúc đẩy quá trình tạo mầm hoa nhanh chóng hơn.

3. Giai đoạn kích thích ra hoa:
- Tưới gốc VINAXANH khi cây vừa mới nhú mầm hoa, giúp phát hoa phát triển nhanh và khỏe.
- Phun lá VINAXANH 2 khi phát hoa dài 10cm để phát hoa phát triển khỏe, chuỗi hoa dài, nuôi dưỡng hoa, hạn chế rụng hoa (có thể phun lần tiếp theo khi bắt đầu có hoa nở đầu tiên).
- Phun lá VINXANH 2 giai đoạn đậu trái “trứng cá” để hạn chế rụng trái non.

4. Giai đoạn nuôi dưỡng trái:
- Khi trái bằng đầu ngón tay, phun VINAXANH 4, nuôi dưỡng trái. Phun định kỳ 7 – 10 ngày lần VINAXANH 4 đến khi bao trái.
- Trong giai đoạn nuôi dưỡng trái, ngoài phun VINAXANH 4, cần tưới gốc bổ sung dinh dưỡng VINAXANH (loại tưới gốc) định kỳ 1 tháng/lần đến khi thu hoạch.
Tùy thực tế vườn cây mà điều chỉnh số lần tưới/phun và liều lượng. Phân hữu cơ sinh học VINAXANH không gây ngộ độc phân, sử dụng càng nhiều càng tốt cho cây và đất. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét