Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC CAO CẤP VINAXANH


Phân hữu cơ sinh học cao cấp Vinaxanh là sản phẩm hợp tác nghiên cứu và sản xuất với ICT-VAST (Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công nghệ Việt Nam)


ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ:
ü  Phục hồi cây suy yếu - Tăng sức đề kháng cho cây. Phòng ngừa thối rễ, bảo vệ rễ hiệu quả và tạo rễ mới. Phòng ngừa hiện tượng khô cành, vàng lá...
ü  Cải tạo đất bị thoái hóa, đất canh tác sử dụng nhiều phân, thuốc hóa học lâu ngày.
ü  Kích thích vi sinh vật trong đất phát triển.
ü  Tăng khả năng chống chịu của cây trổng.
ü  Nhanh ra lá non. Phát triển chổi, cành mới.
ü  Hỗ trợ ra hoa đồng loạt. Chống tình trạng suy kiệt dinh dưỡng, rụng bông, trái non.
ü  Tăng năng suất.Trái bóng, đẹp, chất lượng ngon.
ü  Hỗ trợ phòng ngừa bệnh hại phát sinh từ đất.
ü  Giúp phục hồi bệnh chết chậm, ngăn ngừa bệnh chết nhanh trên cây tiêu, phục hồi các bệnh do nấm hại rễ.
Phân hữu cơ sinh học cao cấp VINAXANH được sản xuất bằng công nghệ hiện đại với nguồn nguyên liệu hữu cơ hoàn toàn tự nhiên đạt hoạt tính sinh học cao hàng đầu tại Việt Nam. Là sản phẩm nghiên cứu độc quyền của các nhà khoa học Việt Nam, phân bón lá hoặc tưới gốc VINAXANH cung cấp cho cây trồng nguồn dinh dưỡng đặc biệt dẻ hấp thu và các hoạt chất sinh học cần thiết (các loại phân bón thông thường không có được) như:
·       Các Amino Acid và Peptids: là hợp phần cấu tạo nên đạm protein và men sinh học, có tác dụng đẩy nhanh quá trình tăng trưởng, cây phát triển mạnh. Kích thích ra hoa, tăng đậu trái, cho năng suất cao, kích thích vi sinh vật trong đất phát triển, thu hút thiên địch. Tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng sâu bệnh của cây trổng, nâng cao tính chống chịu của cây trổng trước các điều kiện bất lợi của thời tiết khí hậu. Nâng cao chất lượng nông sản.
·       N-P-K: dạng hữu cơ và nhiều vi lượng dạng Chelate hữu cơ: đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong mọi giai đoạn phát triển. Đặc biệt, thành phẩn có hoạt chất sinh học tăng sức chống chịu nhiều bệnh hại cây trồng, giúp cây trồng tăng cường sức đề kháng tự nhiên với các bệnh nấm, thối thân, thối rễ…
·       Acid Fulvic: Tăng cường vận chuyển và hấp thu chất dinh dưỡng, kích thích trao đổi chất, tạo ra sự tang trưởng tối ưu và kích thích hệ miễn dịch. Đặc biệt có thể giải độc các hợp chất hữu cơ đã phun, tưới vào đất như thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ…
KHUYÊN DÙNG:
ü  Nên sử dụng đúng quy trình khuyến cáo, kết hợp với phân hữu cơ truyền thống và VINAXANH phun lá.
ü  Giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học tối đa.
ü  Trong giai đoạn phục hồi bệnh không cần dùng phân hóa học.
ü  Không cần dùng thêm phân dưỡng lá, thuốc kích thích hóa học khác (trừ vườn xử lý khác).
ü  Phối hợp với phân hữu cơ VINAXANH bón rễ và chế phẩm vi sinh của công ty.
ü  Dùng lâu dài cho hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí. Bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.

PHÂN BÓN LÁ CAO CẤP VINAXANH 
Tổng quan về phân bón lá Amino Acids và Peptides
Từ những năm 1950 các nhà khoa học tại trường Đại học Michigan Mỹ đã có báo cáo về việc cây trồng có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng qua lá với tốc độ khác nhau và theo tất cả các hướng. Việc sử dụng phân bón phun qua lá, mặc dù với lượng phân bón rất nhỏ nhưng có tác dụng làm tăng quá trình phát triển của cây, giảm được lượng phân bón vào đất và còn có khả năng tăng chất lượng sản phẩm. Sau đó, các nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới đã chỉ ra rằng phun qua lá tăng hiệu quả hơn bón qua gốc từ 8 - 10 lần và có thể cung cấp vi lượng qua lá như phun kẽm, sắt, manhê... và hiệu quả của nó có thể lên tới 20:1.
Tiếp đó năm 1968, các nhà làm vườn Ý đã là người đầu tiên trên thế giới sử dụng amino acids trong nông nghiệp. Sau đó đã ra đời sản phẩm thương mại và từ đó đến nay rất nhiều sản phẩm dinh dưỡng cho cây trồng dựa trên nền amino acids đã được nghiên cứu, phát triển và phổ biến rộng rãi. Người ta cũng đã phát hiện ra nhiều loại amino acids có vai trò chính trong quá trình tổng hợp protein, khả năng chịu đựng biến đổi của thời tiết và bệnh tật, quá trình tổng hợp quang, độ mở của khí khổng, quá trình thụ phấn và hình thành quả và nhiều quá trình quan trọng khác để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đồng đều và năng suất cao. Chỉ trong một thời gian ngắn, các sản phẩm phân bón hữu cơ có hàm lượng ni tơ, ka li, phốt pho, vi lượng rất nhỏ đã được phổ biến rộng rãi trong các nước nông nghiệp phát triển. Các sản phẩm mới này đã trở thành công cụ số 1 để các nhà nông sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao hơn rất nhiều so với trước kia.
Tốc độ hấp thụ của một số amino acids cũng đã được nghiên cứu từ năm 1998. Tốc độ hấp thụ cũng chỉ là 1 yếu tố của hiệu quả quá trình phun qua lá. Hiệu quả còn khác nhau theo loại chất dinh dưỡng, ví dụ, 1 kg Nitơ cung cấp qua lá tương đương bằng 4 kg Nitơ cung cấp qua đất, nhưng 1 kg Manhê cung cấp qua lá lại tương đương với 75 kg Manhê cung cấp qua đất. 
Phân bón lỏng hữu cơ không những là nguồn cung cấp amino acids cho cây trồng, nó còn cung cấp bổ sung các chất dinh dưỡng khác để đáp ứng yêu cầu cân bằng dinh dưỡng cho cây trồng theo từng thời kỳ sinh trưởng, đáp ứng kịp thời các nhu cầu dinh dưỡng vào những thời điểm thời tiết không thuận lợi, còn được coi là chất điều hòa sinh trưởng do có chứa nhiều amino acids là các chất tăng trưởng , vitamin, vi lượng rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng của cây. Hiện nay, amino acids & peptides (axít amin tự do & chuỗi axít amin) là phân bón sinh học cao cấp được biết tới vì hiệu lực cao đối với cây trồng và những ưu việt của nó đối với nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới. ...   Peptide là các phân đoạn của protein, là những chuỗi dài các axit amin. Peptide là thành phần cơ bản của protein và nhiều loại phân tử hữu cơ khác.. Một liên kết Peptide nối 2 amino acides với nhau. 
Các liên kết peptide tạo nên sự ổn định cấu trúc - peptide là viên gạch tạo nên sự sống. Peptids là những protein  thường có cấu trúc đoạn ngắn khoảng từ hai đến  vài  chục  amino  acids  nối  với  nhau, có  khối  lượng phân  tử thường dưới 6.000 Dalton. Mặc dù có cấu trúc nhỏ nhưng nhiều peptids có vai trò khá quan  trọng trong hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Trong tự nhiên tồn tại nhiều dạng peptids có chức năng quan trọng liên quan đến hoạt động sống của cơ thể như là các hormon, các chất kháng sinh, kháng khuẩn, visinh vật, tăng cường hệ miễn dịch.
Theo tài liệu tổng hợp của TS. Đặng Xuân Toàn, cây trồng tạo ra khoảng 300 loại amino acids, nhưng chỉ 20 loại được dùng đến để sản xuất ra protein (như cysteine, methionine, proline, leucine, histidine, arginine, threonine, lysine, serine, glycine, glutamine, glutamate, aspartic acid, asparagine, alanine, tryptophan, phenylalanine, valine). Cây trồng có khả năng tự tổng hợp amino acids, nhưng các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng như N, P, K và các vi lượng khoáng chất không tạo ra được  amino acids. Do vậy, nếu như có thể cung cấp trực tiếp các amino acids cho cây trồng sẽ hết sức tốt. Hiện nay nguồn cung cấp amino acids cho cây trồng có thể từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu từ quá trình thuỷ phân protein. Các chất giàu protein thường đi từ nguồn động vật và thực vật. Protein được phân huỷ thành amino acid bằng các phương pháp thuỷ phân khác nhau ví dụ như thuỷ phân bằng hoá học, bằng enzyme...
Hiện nay Mỹ là nước đi đầu trong việc phát triển và sử dụng phân bón amino acids & Peptids mà chất dinh dưỡng được sản xuất bằng phương pháp lên men, phương pháp thủy phân enzyme chất hữu cơ như cá biển, rong biển, da động vật thải, khô dầu đậu tương... Cá biển chứa rất nhiều protein, chứa tới 18 chất dinh dưỡng tương đối cân bằng cần thiết cho phát triển của cây trồng và còn chứa tới 60 loại khoáng chất khác nhau có tác dụng rất tốt cho sức khỏe cây trồng và sinh học đất. Rong biển còn chứa một số amino acids là các chất tăng trưởng cho cây trồng như Auxin, Gibberellin, Cytokinin và một số vitamin quan trọng như vitamin B12, C và E. Thịt và da động vật cũng chứa nhiều protein, khoáng chất và đặc biệt chứa với số lượng khá lớn các axít amin rất cần thiết cho cây trồng như Glycine và Proline. 
Phương pháp sử dụng chủ yếu là phun qua lá và đã đạt được rất nhiều kết quả. Những kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp đã tạo ra cuộc chạy đua toàn cầu về chất lượng nông sản. Do sử dụng phân bón phun qua lá và phân bón có nguồn gốc hữu cơ dạng lỏng cho nên đã làm tăng đáng kể sản lượng và chất lượng nông sản đồng thời với việc giảm rất đáng kể phân bón truyền thống và thuốc BVTV độc hại, khó phân hủy.
NGUỒN NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT PHÂN VINAXANH
  Cá biển : Có 20 loại axit amin thiết yếu
  Tảo: giàu chất đạm, khoáng, vitamin vi lượng, kích thich sinh trưởng tự nhiên...
·       Men bia : trong tế bào nấm men chứa rất nhiều dinh dưỡng như protein (có 20 axit amin thiết yếu), vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B
·       Bổ sung Acid Fulvic, và các vi lượng Chelate  phức hữu cơ
Vai trò của các a xít amin khác nhau tới sự phát triển của cây trồng:
Alanine: Làm tăng quá trình tổng hợp chất diệp lục, chất màu xanh; điều chỉnh quá trình đóng mở khí khổng và tăng sức chịu dựng với hạn hán. Có vai trò quan trọng trong việc tạo hoocmon trao đổi chất và kháng virut.
Arginine: làm tăng quá trình phát triển rễ, quá trình tổng hợp polyamin, rất quan trọng để phân chia tế bào, tăng khả năng chống chịu với ảnh hưởng của độ mặn.
Aspartic acid: Tăng quá trình phát triển rễ, quá trình tổng hợp protein và cung cấp nitơ cho cây trồng phát triển vào các giai đoạn cây trồng bị stress do thời tiết, sâu bệnh.
Cysteine: Trong acid amin này có lưu huỳnh là thành phần giữ cho hoạt động của tế bào và hoạt động như chất chống ô xi hóa.  
Glutamic acid: tăng quá trình nảy mầm, quá trình tạo ra chất diệp lục và hoạt hóa cơ chế tự bảo vệ chống lại sâu bệnh của cây trồng.
 Glycine: là một chelat kim loại tự nhiên, tạo ra sự phát triển mới và giúp cho việc tổng hợp Gibberelline.
 Histidine: Điều chỉnh quá trình đóng mở khí khổng và cung cấp khung các bon cho các chất tiền thân của hocmôn sinh trưởng.
 Isoleucine và Leucine: Tăng quá trình chịu đựng stress do độ muối, tăng khả năng phát triển của phấn hoa và quá trình nảy mầm để sinh ra hạt.
Lysine: tăng khả năng tổng hợp diệp lục, quá trình thụ phấn, tạo thành quả và tăng khả năng chịu đựng hạn hán.  
Methionine: tăng sự phát triển của rễ và điều chỉnh sự chuyển động của stomatal. Làm tăng quá trình thụ phấn.
Phenylalanine: tăng qúa trình tạo ra các chất đề kháng và tạo ra lignhin.
Proline: Trợ giúp trong việc tăng khả năng chịu hạn, nhiệt độ cao, cung cấp nitơ và tăng khả năng duy trì chất diệp lục trong thời kỳ cây bị stress.
Serine: làm tăng quá trình thụ phấn, sức chịu đựng stress và tạo thành các hợp chất humic.
Threonine: làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và tăng quá trình mùn hóa.
Tryptophan: là dẫn chất của auxin, tiền tố của các chất kích thích sinh trưởng tự nhiên.
Tyrosine: tăng khả năng chịu hạn và làm tăng thụ phấn.
Valaline: làm tăng quá trình nảy mầm của hạt và chịu đựng stress.
Tác dụng của phân bón amino acids và peptids đối với sâu bệnh:
Nhiều năm nay các amino acids & peptids đã được biết đến có thể làm giảm rõ rệt tác hại của sâu bệnh hại trên cây trồng. Bao quanh các mạch tạo thành của một số amino acid như Cysteine có chứa lưu huỳnh. Đây là yếu tố góp phần làm tăng sức đề kháng sâu bệnh ở cây trồng. Cung cấp amino acids & peptids cho cây có tác dụng giảm tác động của ấu trùng và trứng tuyến trùng so với đối chứng. Nhiều báo cáo chỉ rõ hiệu quả của các amino acids & peptids đối với bệnh sưng vùng rễ  do tuyến trùng gây ra. Cung cấp amino acids & peptids cho cây cũng đã ghi nhận sự giảm có ý nghĩa tình trạng sần hư    trái trên cây có múi như cam, chanh, quýt, bưởi... do vi rút gây ra sau khi phun và tưới vài lần amino acids .
Trong cơ  thể   động vật,  thực vật  và các sinh vật khác nói chung đều tồn tại một  hợp chất có bản chất peptids làm  nhiệm  vụ  bảo vệ, đó là lectin vì có khả năng liên  kết đường  một cách đặc hiệu và chọn lọc, nên lectin có thể kết tủa các tác nhân hay tế bào lạ có cấu trúc đường xâm nhập vào cơ thể để bảo vệ cơ thể. Vì thế nhiều người còn cho lectin là kháng thể thực vật.  Chúng là những yếu tố nhận biết đắc lực các tác nhân vi khuẩn, virus và các vật lạ xâm nhập vào cơ thể và để loại trừ chúng ra khỏi cơ thể.
Các peptide kháng sinh là những peptide do vi khuẩn hoặc nấm sản sinh ra.  Nhiều peptide kháng sinh là peptide vòng chứa các amino acid dạng D và L như  Penicillin. Penicillin được chiết ra từ dịch nuôi cấy nấm Penicillium chrysogenum . Polymycin là peptide có tính chất kiềm. Polymycin có hoạt tính mạnh mẽ chống vi khuẩn gram dương và âm, đặc biệt có khả năng chống các vi khuẩn đã kháng lại các chất kháng sinh khác.  
Phân bón lá VINAXANH  là sản phẩm hợp tác nghiên cứu và sản xuất giữa Công ty TNHH Nông nghiệp xanh Việt Nam và Viện Công nghệ hóa học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam). Đây là một loại phân bón hữu cơ sinh học cao cấp , được sản xuất bằng công nghệ hiện đại (thủy phân protein bằng enzym ở nhiệt độ thấp và công nghệ peptide) với nguồn nguyên liệu hữu cơ hoàn toàn tự nhiên của Việt Nam như: cá biển, tảo, men bia..., đạt  được hoạt tính sinh học cao.
 Phân bón lá  VINAXANH không những cung cấp cho cây trồng nguồn dinh dưỡng đặc biệt dễ hấp thụ (các amino acid và Peptids, acid Fulvic,  đa lượng dạng hữu cơ, chelat vi lượng phức hữ cơ cần thiết cho sự phát triển của cây trồng, là nguồn thức ăn nuôi dưỡng vi sinh vật đất phát triển. Ở đất có đầy đủ dinh dưỡng và độ pH thích hợp thì vi sinh vật phát triển nhiều về số lượng và thành phần, trong đó vi khuẩn chiến khoảng 90% tổng số, xạ khuẩn chiếm 8%, vi nấm 1%, còn lại 1% là tảo, nguyên sinh động vật. Sự phát triển của vi sinh vật lại chính là nhân tố làm cho đất thêm phì nhiêu, màu mỡ, cây trồng khỏe mạnh.
Phân  bón lá HCSH VINAXANH giúp cho cây trồng tăng  năng suất, tăng chất lượng sản phẩm, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất lợi của khí hậu, môi trường,  tăng hiệu quả kinh tế. Sử dụng phân bón VINAXANH kết hợp với phân hữu cơ và phân vi sinh bón rễ giúp cho hệ vi sinh vật có ích trong đất phát triển, môi trường đất ngày càng tốt hơn, giảm dần lượng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật. Đây là một sản phẩm lý tưởng cho một nền  nông nghiệp xanh bền vững theo tiêu chuẩn GAP và nền nông nghiệp hữu cơ hiện đại.
Thành phần dinh dưỡng  của  VINAXANH và tác dụng:
1.     Acid Fulvic (10%)
Acid fulvic là một phần của cấu trúc humic luôn tồn tại trong thực vật hữu cơ và trong đất, những phát hiện gần đây và những giá trị to lớn của nó đã được công nhận.
-        Acid fulvic là một trong những chất điện phân hữu cơ mạnh mẽ nhất của tự nhiên để cân bằng đời sống tế bào.
-        Tăng cường chất dinh dưỡng: acid fulvic có vai trò đặc biệt tích cực trong việc hòa tan các khoáng chất và kim loại thành dạng ion chelat để rễ cây dễ dàng hấp thụ qua màng tế bào.
-        Vận chuyển chất dinh dưỡng: Acid fulvic nâng cao khả năng thấm của màng tế bào. Acid fulvic không chỉ tăng cường vận chuyển các chất dinh dưỡng qua màng  tế bào mà còn có thể hòa tan và vận chuyển các vitamin, coenzym, auxin, kích thích tố và các chất kháng sinh tự nhiên được tìm thấy trong đất. 
-        Kích thích sự trao đổi chất: tế bào thực vật được tiếp xúc với acid fulvic cải thiện được sự phát triển, oxy được hấp thụ mạnh mẽ hơn, tạo ra sự tăng trưởng tối ưu và kích thích hệ miễn dịch.
-        Xúc tác phản ứng enzym: acid fulvic có liên kết chặc chẽ với các enzym và làm tăng hoạt động của các enzym, đặc biệt là ảnh hưởng đến chất xúc tác hô hấp.
-        Giải độc chất gây ô nhiễm: acid fulvic có một chức năng đặc biệt có thể giải độc các hợp chất hữu cơ đã phun, tưới vô đất như thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ…và xúc tác phân hủy các chất ô nhiễm độc hại, kể cả chất phóng xạ.
Amino Acids:  19 loại amino acids: Alanin, Leucine, Threonine, acid Aspartic, Histidine, 4-Hydroxyproline,  Cystine, Glycine, Lysine, Serine, Methionine,  acid Glutamic, Hydroxylysine, Trytophan, Isolecine, Proline, Tyrosine, Phenylalanine, 1.     Valine. Tuy nhiên trong thành phần đăng ký khảo nghiệm, công ty chỉ kể tên 2 amino acids là Leucine và Lysine.
-        Thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cây trồng, tăng cường khả năng quang hợp, đẩy nhanh quá trình tăng trưởng, cây phát triển mạnh và cho năng suất cao.
-        Kích thích ra hoa, Amino Acids & Peptids nâng cao khả năng thụ phấn và kéo dài thời gian sống của hạt phấn, tăng tỷ lệ đậu trái và giảm hiện tượng rụng trái non.
-        Kích thích vi sinh vật có ích trong đất phát triển, làm giàu dinh dưỡng trong đất, là nguồn thức ăn và thu hút thiên địch.
-        Tăng cường hệ  miễn dịch, nâng cao sức đề kháng sâu bệnh của cây trồng, hạn chế đến mức tối đa sự phát triển của  côn trùng và bệnh hại. Các amino acids & peptids đã được biết đến có thể làm giảm rõ ràng tác hại của sâu bệnh hại trên cây trồng và hoạt động như chất chống ô xi hóa. Đây là yếu tố góp phần làm tăng sức đề kháng sâu bệnh ở cây trồng. 
-        Một số amino acids có vai trò như hocmon sinh trưởng của cây trồng.
-        Nâng cao tính chống chịu của cây trồng trước các điều kiện bất lợi của thời tiết: nắng nóng, giá rét, hạn hán, mưa nhiều ..., hạn chế khủng hoảng sinh lý của cây trồng.
-        Nâng cao chất lượng nông sản và giữ được hương vị đặc trưng, mẫu mã đẹp.
-        Kéo dài được thời gian bảo quản nông sản (trái cây và các loại rau xanh).
-        Góp phần giữ môi trường đất, không khí, nước trong sạch và bền vững.
2.     Các nguyên tố đa, trung lượng, vi lượng dạng chelat phức hữu cơ
Trong thành phần phân bón VINAXANH có thành phần N - P - K dạng hữu cơ  và dễ tiêu, nhiều trung lượng như CaO, MgO, vi lượng: Zn, Bo, Cu, Mo, Mn, Fe ở dạng chelate phức hữu cơ nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng trong mọi giai đoạn phát triển.
VINAXANH 1: 6-3-3: Sinh trưởng mạnh, phát triển chồi, cành lá tốt.
-        Giúp cây tăng cường khả năng quang hợp, tích lũy dinh dưỡng, ít sâu bệnh.
-        Cây ăn trái, cây công nghiệp thời kỳ kiến thiết cơ bản
-        Giúp cây mau phục hồi sức sau mùa thu hoạch, phát triển chồi, cành lá mới
-        Dùng cho cây cảnh và các loại hoa thời kỳ sinh trưởng.
-        Dùng cho các loại rau ăn lá, cây thu hoạch lá hoặc rau ăn trái thời kỳ sinh trưởng.
-        Cách sử dụng: pha 1/400 , 1 chai 0,5 lit/phuy 200 lít nước, phun lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
VINAXANH 2: 3-6-3 (tưới gốc) : Giúp rễ phát triển mạnh, cây khỏe, ra hoa đậu trái nhiều, phục hồi đất thoái hóa, hư tổn do hóa chất
-        Kích thích vi sinh vật trong đất phát triển,
-        Phục hồi đất bị thóai hóa hoặc hư tổn do lạm dụng nhiều phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật..., phục hồi rễ bị hư tổn do hóa chất, nấm bệnh,
-        Tăng sức đề kháng cho cây trồng đối với sâu bệnh và điều kiện bất lợi của thời tiết khí hậu, tăng cường tính chống chịu bệnh của cây, nhất là các bệnh từ rễ.
-        Cung cấp dinh dưỡng cho cây, dồi dào các nguyên tố vi lượng giúp cây khỏe.
-        Tưới gốc:  pha chai 1 lít / 400 lít nước, tưới 2-4 lít/cây tùy lớn, nhỏ. Nên tưới lúc đất ẩm. 20-30 ngày tưới 1 lần tùy nhu cầu dinh dưỡng của cây.
VINAXANH 2 : 3-6-3 (phun lá): Phân hóa mầm hoa mạnh, tăng cường ra hoa
                           đậu trái
-        Cung cấp nhanh nhu cầu đa trung vi lượng dạng hữu cơ cho cây trồng giai đoạn chuẩn bị ra hoa.
-        Giúp cây phân hóa mần hoa, ra hoa nhiều, đồng loạt, chuỗi hoa dài, tăng tỉ lệ đậu trái. Hạn chế rụng trái non.
-        Tăng năng suất cây trồng. Thích hợp cho các loại cây cần ra hoa.
-        Cách sử dụng: tùy theo cây trồng, có thể pha 1 chai 0,5 lit/200-300 lít nước. Phun 2 lần trong giai đoạn phân hóa mầm hoa. Kết hợp với VINAXANH tưới gốc tăng hiệu quả ra hoa và đậu trái.
VINAXANH 3: 4-3-6: Tăng độ chắc hạt cho những cây lấy hạt
-        Có chất kích kháng để tăng tính chống chịu của cây trồng với sâu và bệnh trong giai đoạn mang trái.
-        Dùng cuối giai đoạn nuôi trái, giúp cây huy động dinh dưỡng từ thân, lá về nuôi hạt, nâng cao chất lượng hạt, tăng lượng hạt chắc, tăng năng suất cây trồng (lúa, hồ tiêu, cà phê, cacao...)
-        Cách sử dụng: 1 chai 0,5 lít pha 200 lít nước, phun lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Phun 1 -2 lần  giai đoạn hạt đang vào chắc, lúa giai đoạn sau ngậm sữa
VINAXANH 4: 5-5-5: Nuôi dưỡng trái, năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.  
-        Tăng sức đề kháng, chống chịu của cây trồng đối với sâu bệnh và điều kiện bất   lợi của thời tiết. Tạo cây khỏe.
-        Dùng cho cây công nghiệp thu trái (hồ tiêu, cà phê, điều...), cây ăn trái (thanh long, sầu riêng, mít, nhãn, cam, chanh, quýt, bưởi...): nuôi dưỡng trái, cho năng suất cao, chất lượng tốt, trái ít bệnh, mẫu mã đẹp và thời gian bảo quản được lâu.
-        Dùng cho rau màu ăn trái: (cà chua, ớt, dưa leo, khổ qua, đậu cove...) năng suất và chất lượng cao, ít sâu bệnh, khắc phục bệnh thán thư , chảy gôm trong mùa mưa.
-        Dùng cho hoa lan và các loại hoa khác: cánh hoa dày, màu sắc đẹp, hoa tươi lâu.
-        Cách sử dụng: 1 chai 0,5 lít pha 200 lít nước hoặc 50 ml/bình 16 lit,  phun giai đoạn nuôi trái, 15-20 ngày/lần trên cây ăn trái, phun cho ớt sau mỗi đợt hái trái.
Sử  dụng  phân bón lá  VINAXANH  giúp cho nông sản Việt Nam đạt chất lượng nông sản cao, an toàn để hội nhập vào thị trường nông sản chung của thế giới.
  

0 nhận xét:

Đăng nhận xét